Thiết kế Súng_25_mm_Mẫu_96

Khẩu 25 mm Mẫu 96 là thiết kế đơn giản vận hành bằng khí nén và làm mát bằng không khí. Nòng được đúc rồi gắn vào đáy nòng sử dụng cơ chế xoắn ốc. Phần đuôi nòng súng cũng được gia cố bằng lớp vây làm mát. Nòng súng có thể được thay thế trong vòng 5 phút với yêu cầu tối tthiểu là 2 người và đồ nghề chuyên dụng.[4] Bằng cách điều chỉnh van khí nén, người dùng có thể điều chỉnh tốc độ bắn từ 200 tới 260 viên mỗi phút với mức 220 viên một phút là mức chuẩn

Bệ súng thường được trang bị một trong ba điểm ngắm súng:

  1. Một bộ ngắm máy tính cơ Le Prieur
  2. Một vòng tròn sắt
  3. Một chiếc kính quang khắc
bộ ngắm máy tính cơ Le Prieur.

Các bệ trên cạn và bệ một nòng sử dụng vòng tròn sắt. Bộ ngắm Mẫu 95 được trang bị cho các bệ đa nòng dùng trên tàu. Trên các bệ gắn mô tơ điện nối với hệ thống nhắm bắn trung tâm của tàu, các bộ nhắm được dùng làm dự phòng

Bộ nhắm Mẫu 95 ban đầu được thiết kế với tốc độ mục tiêu tối đa 600 km/h. Tuy nhiên, kinh nghiệm chiến trường cho thấy máy bay thường vượt xa tốc độ này. Để bù lại thiếu sót này một vòng tròn sắt được thêm vào kính viễn vọng quan sát để nhắm tới tốc độ lên tới 900 km/h.

Súng thường được sử dụng mà không có lá chắn súng, mặc dù một số giá treo trên tàu chiến lớp Yamato được gắn khiên Ducol (Thép cường độ cao). Nhiều thú cưỡi trên tàu cũng có khiên chắn.

Loại súng này thường không được trang bị lớp chắn súng ngoại trừ trường hợp đặc biệt của các tháp đa súng trên lớp thiết giáp hạm Yamato được gắn giáp Ducol (Thép cường độ cao) để chịu đựng áp lực từ khẩu 46cm của Yamato/Musashi. Tuy nhiên, các khẩu trang bị trên tàu cũng được gắn thêm khiên chắn mảnh vụn.

Đạn dược

Đạn 25 mm của Nhật Bản từ sách hướng dẫn kỹ thuật của Mỹ sau chiến tranh.

Đạn của khẩu Mẫu 96 có thiết kế không vành với rãnh hất vỏ đạn sâu ở đáy. Đạn dùng bởi khấu súng này có thiết kế hơi khác thường do có hai vòng đai quay. Đai phía trước có đường kính nhỏ hơn một chút so với đai phía sau. Người ta tin rằng ý tưởng này nhằm mục đích giảm hao mòn phần rãnh súng gần buồng đạn. Vỏ đạn được uốn nếp ở đoạn gần đai quay phía sau. Một viên đạn hoàn chỉnh nặng 820 g với viên đạn nặng 320 g.[1][1] Chất kích nổ là 102 g nitrocellulose dạng hạt được đục lỗ, có đường kính 2 mm và dài từ 2,5 đến 4,5 mm.[5]

Thông thường một viên đạn làm dấu được đưa vào sau 4-5 viên đạn thường nhằm hỗ trợ việc nhắm bắn.[6]

Khẩu mẫu 96 sử dụng các loại đạn sau đây

  • Đạn nổ mạnh. Thân màu cam.
  • Đạn nổ mạnh phát hỏa. Thân xanh lá.
  • Đạn nổ mạnh làm dấu. Thân màu cam hoặc đỏ.
  • Đạn nổ mạnh làm dấu tự hủy. Thân màu cam hoặc đỏ.
  • Đạn xuyên giáp. Thân màu đen, trắng hoặc khói xanh. Có khả năng đâm thủng khoảng 42mm giáp ở cự ly 0-100m và nghiêng 0 độ so với bình thường.[7]